CẨM NANG A-Z

Chọn Cún để nuôi

CHỌN CÚN NHƯ THẾ NÀO:

Chọn Cún để nuôi là bước quyết định đầu tiên việc nuôi cún có thành công hay không? Để chọn Cún chuẩn, phù hợp, chúng ta phải xác định qua các bước sau đây:

1- Căn cứ lựa chọn:
- Mục đích nuôi Cún. 
- Bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng, tài chính...
- Xác định giống chó định nuôi

2- Hướng dẫn “lựa chọn” và kinh nghiệm “mua chó”:

 

- Chọn nhà cung cấp.
- Chọn chất lượng dòng giống.
- Các kỹ năng chọn chó qua hình thức.
- Các kỹ năng chọn chó qua test thần kinh.


 

CỤ THỂ:



HƯỚNG DẪN TUYỂN CHỌN MỘT CHÚ CHÓ:
 


- Chó thời trang: French Bulldog, Poodle, Pug, Chihuahua, Chow-chow, Afghan Hound, Scottish Terrier, Teckel, Welsh Corgi, Yorkshire.

- Chó tráng kiện, cứng cáp: Artesian Norman Basset, Briard, French Spaniel, Fox Terrier, Saint Bernard, Schnauzer, Welsh Corgi.

- Chó đòi hỏi phải chăm sóc nhiều: Borzoi, Maltese, Poodle, Chihuahua, Afghan Hound, Pekingese, Small Italien Hound, English Setter, Whippet, Yorkshire Terrier.

- Chó chuyên dùng canh gác: Airedale Terrier, German Shepherd, Bouvier, Briard,Bull Terrier, Chow Chow, Dalmatian, Docberman, Danois, Samoyed,Wolf Spitz, Welsh Corgi.

- Chó dễ dàng thích nghi với cuộc sống thành thị: Airedale Terrier, Beagle, Bulldog, Poodle, Chow Chow, Colley, Irish Setter, Small Italien Hound, Whippet.

- Chó cần vận động nhiều: Shepherd, Bouvier, Bull Terrier, Coocker, Dalmatian, Doberman, Fox Terrier, Irish Terrier, Hounds, Spitz, Welsh Corgi.

- Chó có thể chơi với trẻ em: Beagle, Boxer, Poodle, Cocker, Colley, Fench Spaniel, Labrador.


1.1 Một số đặc điểm của chó là căn cứ để lựa chọn:

         Để chọn 1 con chó phù hợp với bạn và gia đình rất không đơn giản, trước hết các bạn cần phải tìm hiểu mọi thông tin từ internet về: đặc điểm nhận dạng, tính tình, ngoại hình, bản năng của chú chó đó.
         Thông thường khi thấy 1 con chó đẹp, bạn sẽ thích nó và muốn nuôi nó. Nhưng trước khi nuôi bạn cần nghiên cứu kĩ các vấn đề sau đây xem nó có phù hợp không. Bước lựa chọn này để tránh tình trạng “cả thèm chóng chán” mua chó và nuôi 1 thời gian, không chịu nổi và đem bán nó thì tội nghiệp các “em”. Vậy các bạn nên phân tích các khó khăn, kinh nghiệm trước về giống chó đó:

+ Lông: sẽ chia làm 3 loại lông, lông dài và dầy, lông ngắn, và lông trung bình. Với những gia đình chật trội không rộng thì bạn nên chọn 1 con chó lông ngắn, ít rụng. Màu sắc các lông, nếu bạn chọn màu trắng thì phải chịu khó tắm rửa thì chó mới đẹp và bộ lông là 1 vấn đề dẫn đến việc bán con chó của bạn.

Lời khuyên: nếu bạn ít thời gian thì nên chọn 1 chó lông ngắn, ít rụng, và tối màu là phù hợp.

+ Tính cách: Cũng được chia cụ thể làm 3 loại. chó dữ, trung tính, chó hiền. Bạn hãy tự hỏi mình muốn sở hữu một chú chó vào mục đích gì? Chó cảnh hoặc để trông nhà hoặc cả hai, hoặc chó bảo vệ …?

Sau khi đã cân nhắc hai câu hỏi trên bạn hãy xem lại xem nơi mình cư trú có chỗ phù hợp với loại chó to hay chó nhỏ hoặc loại trung bình?

Loại chó bạn đang định sở hữu có phải là loại chó hung dữ hay sủa không? Có gây tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn và hàng xóm không?

+ Mùi hôi: Nuôi chó không thể tránh được mùi hôi. Mùi hôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm lông dài, lười tắm, lười chải, do thức ăn. Bạn phải băn khoăn và lường trước được vấn đề này. Có thể tham khảo bài chải lông và chống mùi hôi hoặc khi nào thì tắm cho chó.
 


1.2. Mua chó (sau khi đã đọc kỹ, bạn hãy tự hỏi và tự trả lời các câu hỏi trên thì bạn tiến hành mua chó).

Khái quát: Hiện nay thị trường chó ở Việt Nam tương đối lớn, đủ các giống trên thế giới, được mang về từ nhiều nguồn, nhưng khá nhiều là từ Trung Quốc. Tôi sẽ đi thật chậm và thật cụ thể về chó Trung Quốc.

Chó từ Trung Quốc sẽ được chia làm 3 loại chính:

+ Chó trại: Chó ở trại Trung Quốc sẽ có giấy tờ gia phả, chó trại tuân thủ nghiêm ngặt chế độ nhân giống, chăm sóc, nguồn gốc xuất xứ, nên hoàn toàn yên tâm. Chỉ băn khoăn giá hơi cao 1 chút.

+ Chó nhà nuôi: Các thương lái ở Việt Nam sẽ tìm nguồn chó nhà nuôi bên Trung Quốc và mua sau đó gửi về Việt Nam để bán, giá từ 6 - 15 triệu/con tùy từng con chó.

+ Chó chợ Trung Quốc: Những con chó ở đây xuất cũng từ nhà nuôi sau đó được các thương lái tập trung tại chợ, tại các cửa hàng. Thương lái Việt Nam sau đó qua chọn, giá từ 6 - 15 triệu/con tùy từng con. Chó ở đây 90% là mang sẵn mầm bệnh trong người. Các thương lái Việt Nam hay nhập loại này vì giá rẻ, lợi nhuận cao.

         Điểm chung của mục 2 và 3 đó là chó chất lượng kém: Họ nhân giống không chịu sự quản lý, nền nhân giống công nghiệp hết sức bừa bãi, chú trọng sản phẩm để bán hơn là chất lượng chó, vậy nên sức khỏe chó không tốt, thần kinh kém, mang sẵn mầm bệnh.

         Kết luận: Nếu chó bạn mua nằm ở mục 2 và mục 3 thì bạn nên yêu cầu người bảo hành. Sau khi chó về việt nam cần được kiểm tra kỹ lưỡng và tiêm phòng bệnh lại từ đầu. Với chó từ Trung Quốc nên mua chó từ 6 tháng - đến 12 tháng. Giá chó cũng thay đổi theo từng thời gian cụ thể chứ không hoàn toàn chính xác như những số liệu trên đây.

Chó từ Việt Nam: Chó đẻ ở Việt Nam là 1 lựa chọn tốt. Biết rõ bố mẹ, tính cách của bố mẹ, ngoại hình, nên đánh giá chó con rất chính xác (chọn chó đẻ ở Việt Nam là 1 lựa chọn được khuyến khích).

Chó từ nước khác trên thế giới: Chủ yếu được gửi về qua hình thức hàng không. Chó được kiểm định nghiêm ngặt có giấy tờ đầy đủ mới được lên máy bay. Vậy nên cũng yên tâm khi mua chó từ các nước khác trên thế giới.

Nội dung phần này chủ yếu nhắc nhở các bạn đề cao cảnh giác với chó nhập từ Trung Quốc mà thôi.

Tham khảo giá sàn: Hãy vào các diễn đàn như vietpet, viet- dog.. google... để tìm hiểu giá sàn trung bình cho giống chó của bạn, để tránh bị mua đắt. Sau đó bạn có thể xê dịch giá sàn tăng giảm từ 1 đến 3 triệu với người bán phụ thuộc vào chất lượng của con giống.

 

 KIỂM TRA MỘT CON CHÓ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH MUA

         
         Khi bạn mua 1 con chó, điều quan trọng nhất là nhìn tận mắt, sờ tận tay. Vậy nếu bạn có dịp như vậy thì bạn nên tham khảo cách test chó như sau trước khi quyết định mua.

         
         Cần phải chắc chắn rằng cún con có thể nghe tốt, nhìn tốt và đi lại vận động bình thường. Hãy thử vỗ tay, huýt sáo, rón rén tiến lại gần và bất thình lình hét lên và quan sát. Cún có hoảng sợ quá không? Hãy khua tay trước mắt cún, đưa lại gần, rồi ra xa xem nó có run sợ không? Nếu chúng run sợ (mà lại không bị chủ đánh bao giờ) thì không nên chọn. Hãy tiếp tục xem nó có đi theo bạn không khi bạn kéo nhẹ xích cổ? Hãy thử gọi xem cún có chạy lại với bạn không? Tóm lại là hãy quan sát xem sự linh hoạt và nhanh nhẹn của cún. Hãy nhìn vào mắt nó để khẳng định rằng mắt cún trong (không mờ) và không chảy lệ, mắt hau háu sáng thì nên chọn. Hãy xem tai cún, nó phải sạch, không có dử và mùi.
         
         Tóm lại: việc kiểm tra đối với cún là thỏa mãn các yêu cầu do bạn đặt ra. Nếu như bạn cần có một chú chó bảo vệ hay trông nhà tốt thì việc kiểm tra là thiết yếu để khẳng định tính cách cũng như khả năng của nó. Nếu như bạn chỉ cần một con chó để làm người bạn thân thiện trong gia đình thì có thể hạ thấp yêu cầu trong các test lựa chọn. Tuy nhiên dù sao thì bạn cũng cần kiểm tra rất kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của cún. Một vài tiếng bạn bỏ ra để kiểm tra cún có thể sẽ tiết kiệm cho bạn hàng tháng trời để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra sau này.

Việc chọn chó cực kỳ quan trọng. Nếu bạn mua phải 1 con chó không tốt, bạn sẽ gặp vô số các trở ngại trong quá trình nuôi chó bao gồm: bệnh tật, dạy dỗ v.v… Do đó bạn nên đọc kỹ, nghiên cứu kỹ trước khi quyết định.

Thà bỏ thêm 1 ít tiền nữa để mua chó, còn hơn mua chó rẻ tiền mà mua chó không tốt khó chịu, tốn thời gian và chắc chắn sau này sẽ tốn kém hơn rất nhiều ”.