CẨM NANG A-Z

Ứng xử và nuôi dạy cún trong gia đình

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý
KHI ỨNG XỬ VÀ NUÔI DẠY CÚN TẠI GIA ĐÌNH


         Gia đình của bạn chào đón người bạn mới - một chú cún ! Vì điều tốt đẹp này, bạn cần biết những gì? Tất nhiên đó là cách nuôi cún rồi. Vậy mời bạn cùng chúng tôi suy nghĩ 20 vấn đề dưới đây nhé:

 

1. Không có nhà dành cho cún có thể nuôi cún không?
Nếu xác định nuôi cún thì bạn phải cân nhắc điều kiện của mình: thời gian, không gian, ..để tìm giống nào phù hợp rồi hẵng nuôi, đừng nuôi theo phòng trào và hứng nhất thời nhé!

2. Xích cún lại không cho  chạy có được không?
Dù là con vật nuôi nhưng nó cũng không muốn bị xích lại. Cún cũng có ngôn ngữ riêng của mình, nếu bạn thường xuyên nghe những gì nó nói thì sẽ trở thành bạn thân của nó đấy!!

3. Nuôi cún trong nhà cần chú ý những gì?
Đầu tiên bạn phải bảo người nhà phải chú ý an toàn. Nếu là mùa đông không nên để cún đụng vào lò sưởi. Còn khi đùa giỡn trong nhà phải chú ý xung quanh như dây điện, đồ dễ vỡ..
Chú ý phương pháp nuôi cún: Cún không phải nô lệ của con người, vì vậy không thể nuôi theo tâm trạng được; lúc vui thì âu yếm nó, ngược lại thì bỏ mặc, nếu như vậy thì hãy chấm dứt ý định nuôi cún.

4. Làm sao để dạy cún cách tiểu tiện?
Nếu bạn nuôi cún trong nhà thì ngay từ ban đầu phải huấn luyện cách tiểu tiện. Đầu tiên quan sát trạng thái của nó. Bởi vì cún cũng không rõ nơi nào có thể tiểu tiện, nó sẽ quýnh quáng lên, đuôi kẹp sát lại, nói rõ ra là nó muốn ''đi toilet''. Lúc này ta phải dắt nó đến nơi đã được chuẩn bị sẵn. Có thể nó sẽ không nhớ  "toilet " ở đâu, cũng không nên đánh nó, phải nhiều lần lặp đi lặp lại mới hình thành thói quen.

5. Khi đi dạo, cún cần đi vệ sinh thì phải làm sao?
Nhu cầu đến thì phải cho giải tỏa thôi nhưng Sen đi cùng nhớ phải mang dụng cụ thu dọn nhé.

6. Nên để toilet cho cún nơi nào?
Để toilet gần với nơi ở của cún. Dù đặt ở đâu thì cún đều dễ dàng nhận thấy và khi đã đặt cố định rồi thì đừng nên di chuyển chỗ toilet của nó.

7. Phải làm sao khi cún không nhớ Toilet ở đâu?
Cún rất ghét ai nổi nóng với nó. Cho nên, trước tiên bạn phải suy nghĩ xem tại sao cún không đến toilet  tiểu tiện, có phải vì bạn đem toilet đến chỗ này, ngày mai đến chỗ kia? Bạn nhớ phải để cố định nhé.
Ngoài ra, khi cún đi nhầm chỗ thì bạn nhớ dọn sạch mùi đi nhé. Nếu mùi vẫn còn thì cún sẽ nghĩ đó là nơi mình đi toilet. Lúc này bạn phải biểu  hiện cho cún biết chỗ này không được và hướng nó sang chỗ cần phải đi toilet.

8. Ít nhất phải làm cho cún hiểu những quy tắc nào?
- Quy tắc 1: Trong gia đình ai là " Đầu Đàn"
- Quy tắc 2: "Lễ phép" : giữa người với cún để sống chung với nhau vui vẻ thì phải đặt ra quy tắc không được phạm điều này, không được làm điều kia.., tốt nhất là làm cho đôi bên hiểu rõ quy tắc này.

9. Khi nào bắt đầu dạy cho cún mới tốt?
Như trẻ con, từng độ tuổi nào thì cũng có nội dung cún học được. do đó theo từng cún nuôi trong gia đình mà bạn hãy chủ động rèn cún. Còn độ tuổi để cho đi trường thì cún cảnh ngoài 4 tháng là cho đi được, các dòng bảo vệ thì phải ngoài 6 tháng.

10. Khi nào quở mắng cún mới tốt?
Quát đúng lúc, đúng thời điểm ngay sau khi cún làm sai.

11.Cún  gặp ai cũng sủa, là tại sao?
Tính cách của mỗi chú cún không giống nhau. Bạn phải chú ý quan sát, có thể do cá tính mạnh mẽ nên sủa người khác, hoặc do sợ hãi điều gì đó mà sủa cũng nên. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân rồi bạn tìm biện pháp để sửa đổi cái tật hay sủa đó.

12. Tại sao cún sủa?
Sủa là công việc của nó. Từ xa xưa cún đã sủa khi đi săn cùng con người để báo hiệu '' ở đây có con mồi", hoặc "chú ý có kẻ địch đến"! Cho nên đến ngày nay, người bạn này của chúng ta vẫn còn hay sủa. Vì thế muốn cho cún không sủa, bạn nên khéo léo dạy nó. Nếu như cún sủa khách, Bạn đến bên cạnh nó để nó được yên tâm, nhẹ nhàng an ủi nó.

13. Có thể nuôi cún chung với những con vật khác được không?
Cún đặc biệt thích đùa giỡn, nếu như trong nhà bạn có những đồ chơi thú vị thì nó sẽ rượt theo đùa giỡn. Cho nên bạn sẽ biết nên lựa chọn con vật nào "sống chung với lũ" rồi đấy.

14. Khi nuôi cún thứ 2, phải đối xử với cún thứ nhất như thế nào?
Phải luôn ưu tiên cho con đầu tiên 
- Khi ăn thì phải cho con đầu tiên bắt đầu trước.
- Khi đi dạo thì phải dắt con đầu tiên đi trước
-...v..v ..luôn ưu tiên con đầu tiên và phải dỗ dành con đầu tiên biết nhường bạn mới..

15. Cún có thể "xem phong thủy" nhà không?
Có chứ! Bạn cứ để ý xem, phòng nào mà cún hay muốn vào nằm nhất thì chỗ đó phong thủy tốt đó. Cho nên gia đình nào mới cưới mà nuôi cún thấy nó nằm phòng nào thì cứ kê giường phòng đó nhé, đảm bảo sinh đôi, sinh 3 ngay hiii...

16. Cún có thể bị lạc đường không?
Có chứ! Khu vực cún ở thì có nhắm mắt nó vẫn tìm đúng chỗ cần đến được. Còn khi đã nổi hứng đi khám phá thì cứ cắm đầu đi nhưng rồi són ra quần vì không nhớ đường về thôi!!

17. Cún bị lạc mất, phải làm sao?
    Trước tiên, bạn phải bình tĩnh, tìm đến những nơi mà trước đây bạn đã từng dắt cún đến. Nếu trước giờ cún chưa từng ra khỏi nhà, bạn nên đến tìm nhà hàng xóm, có thể cún đang nhớ nhà nhưng chưa biết đường về.
    Nếu như quá 1 ngày bạn vẫn chưa tìm được thì nên đến các chợ chuyên mua bán chó hoặc đăng lên các hội liên quan trên mạng.

18. Chó hoang đã lớn có nuôi được không?
Khi vô tình có chó hoang lạc đến nhà bạn. Bạn hãy làm quen từ từ, có thể nó bị bạo lực từ trước dẫn đến hoảng loạn chứ không phải dữ. Do đó bạn hãy nhẹ nhàng làm quen bằng việc cho ăn và gọi một cái tên nào đó . Khi nó đã ngoáy đuôi mỗi lần bạn đến cho ăn thì bắt đầu chơi và dùng dây dắt để kiểm soát nó, sau đó hãy tiêm phòng ngay để đảm bảo an toàn cho cả 2 bên.

19. Làm sao để phân biệt được là chó đang cắn lộn hay đang đùa giỡn?
Nhìn biểu hiện bên ngoài của chúng để nhận biết. Đuôi ngoáy hay là đuôi quặp lại sát bụng đồng thời lông gáy dựng ngược, hành động đang diễn ra là đùa hay đang khiêu chiến nhau..

20. Nên mua cún ở đâu?
Có thể mua qua người quen giới thiệu hoặc chọn cửa hàng, trại chăn nuôi có uy tín