CUNG CẤP CHÓ

MƯỜI ĐIỀU TRƯỚC KHI MUA HAY NHẬN 1 CON CHÓ VỀ NHÀ

      Châm ngôn nước Anh có câu: ”Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là có một người vợ hiền thục, một con chó nuôi từ nhỏ và một lưng tiền”.
       Tuy nhiên, để có thể nuôi và sử dụng thành công 1 con chó, đề nghị bạn hãy đọc và cân nhắc kỹ 10 Điều sau đây:

1.    Bạn có thật sự yêu thích con chó của bạn? Gia đình bạn có thể chấp nhận thêm một thành viên 4 chân mới không?
2.    Bạn có khả năng tài chính để mua, nuôi dưỡng, tiêm chủng định kỳ và dạy dỗ  con chó của bạn khi cần thiết hay không?
3.    Bạn có thể dành riêng cho con chó của bạn một chỗ ở kín đáo, ấm về mùa đông, mắt về mùa hè, không bị gió mưa đe dọa trong căn nhà của bạn?
4.    Bạn có điều kiện và sẵn lòng hàng ngày bỏ ra một thời gian nhất định để chăm sóc, chơi đùa và dạy dỗ con chó của bạn hay không?
5.    Bạn có ngại bẩn khi con chó của bạn chưa biết đi vệ sinh đúng nơi qui định?
6.    Bạn có thể chịu đựng được sự nghịch ngợm của con chó của bạn, nhất là khi nó còn nhỏ?
7.    Khi con chó của bạn bị bệnh, bạn có dám bỏ ra 1 khoản tiền và khẩn trương mời bác sỹ hoặc đưa con chó của bạn đến ngay trạm xá thú y không?
8.    Bạn có sẵn sàng đứng ra bảo vệ con chó của bạn trước mọi sự đe dọa?
9.    Bạn có đủ dũng cảm chấp nhận giải quyết hậu quả việc con chó của bạn, do nhiều nguyên nhân, có thể gây phiền phức hoặc cắn người khác?
10.  Bạn có sẵn lòng chịu khó học tập nâng cao sự hiểu biết về con chó để phục vụ cho việc nuôi dạy, sử dụng và thông cảm với con chó của bạn không?


NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI NUÔI CHÓ NHẬP TỪ NƯỚC NGOÀI


       Do nhiều nguyên nhân, chó nhập từ nước ngoài thường có nhất lượng con giống rất tốt, được coi là thuần chủng hơn chó nuôi sinh sản trong nước cùng chủng loại. Tuy nhiên, chó nhập ở nước ngoài vào nước ta có một số khó khăn như sau:
       Qua một quá trình mua, nuôi dưỡng và vận chuyển từ nước ngoài về đến Việt Nam thường làm chó bị mệt. Chó bị thay đổi lớn về chế độ chăm sóc, thức ăn, thời tiết, môi trường cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, và điều quan trong là chó bị xa gia đình chủ cũ, xa mẹ (nếu là chó nhỏ) nên thường bị stress. Do đó, để khắc phục những khó khăn trên đây, người nuôi chó nhập từ nước ngoài cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
1.    Chế độ ăn uống và dinh dưỡng phải tuân theo sự chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn. Chú ý không cho chó ăn quá no. Nên cho chó ăn nhiều bữa.
2.    Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong tất cả các khâu nuôi dưỡng và chăm sóc. Không để chó con ăn đất cát, uống nước bẩn v.v…
3.    Phải có chỗ nhốt chó trong 7 – 10 ngày ở nơi sạch sẽ, khô ráo, mát mẻ, tránh gió lùa. Tuyệt đối không cho ra ngoài sân bẩn, ngoài đường. Việc cho chó thích nghi với môi trường sống phải tiến hành từng bước.
4.    Chỗ ở của chó phải ấm về mùa Đông, mát về mùa Hè. Tuyệt đối không để chỗ ở của chó bị gió mùa, bị nắng nóng, bị ướt.
5.    Thực hiện nghiêm chỉnh việc uống thuốc tẩy giun sán, tiêm chủng vắc xin cho chó theo định kỳ.
6.    Theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của chó (nhiêt độ, phân, mũi, mắt, tâm lý, lông, ăn uống…) và thông báo kịp thời cho bác sỹ thú y.
7.    Phải luôn gần gũi với chó, không nên để chó ở một mình quá lâu, chó sẽ bị stress sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý sau này (thực tế cho thấy việc tiếp xúc thời gian ban đầu của người chủ với chó rất có ý nghĩa về lâu dài trong mối quan hệ giữa chủ và chó).
8.    Trong 7 ngày đầu tiên nên cho uống kháng sinh chữa bệnh đường ruột và hô hấp để phòng bệnh; uống các loại vitamin cần thiết để nâng cao thể trạng của chó (liều dùng như đối với người).
9.    Khi chó đã hoàn toàn khỏe mạnh, bắt buộc ta phải tiêm phòng lại các loại vắc xin cần thiết cho chó.

Lưu ý: Các lời khuyên trên đây cũng có thể áp dụng rất tốt đối với việc mua chó ở trong nước và đặc biệt hữu ích khi ta mua chó con.